Hiện nay, việc chuyển mạng giữ nguyên số là nhu cầu của rất nhiều người dùng hiện nay để đáp ứng tốt nhất nhu cầu cá nhân và công việc. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp nhà mạng không cho chuyển mạng giữ số vậy nguyên nhân là do đâu?
Lợi ích khi chuyển mạng giữ số
Chuyển mạng giữ số tại Việt Nam là hình thức được thực hiện theo chính sách của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành nhằm hỗ trợ người dùng có thể tự do lựa chọn nhà mạng phù hợp với nhu cầu của bản thân mà không phải thay đổi số điện thoại khác.
Chính sách chuyển mạng giữ số do Cục Viễn thông là đơn vị chịu trách nhiệm giám sát và xử lý các khiếu nại định và hỗ trợ người dùng khi gặp vấn đề. Chuyển mạng giữ nguyên số điện thoại không chỉ giúp khách hàng tự do lựa chọn nhà mạng phù hợp mà còn thúc đẩy các nhà mạng nâng cao chất lượng dịch vụ hơn nữa. Chính sách này nhằm nâng cao quyền lợi cho người dùng và tạo sự cạnh tranh công bằng giữa các nhà mạng.
Người dùng có thể chuyển sang nhà mạng có chất lượng sóng, gói cước phù hợp hơn với nhu cầu của mình mà không phải đổi số. Từ đó người dùng có thể tiết kiệm thời gian và tránh được chi phí thay đổi thông tin liên hệ.
Bộ Thông tin và Truyền thông quy định rõ các điều kiện để người dùng có thể chuyển mạng giữ số như thuê bao vẫn hoạt động 2 chiều, thanh toán cước đầy đủ, không nợ cước dịch vụ ứng tiền của nhà mạng cũ, hợp đồng còn hiệu lực, thông tin chính chủ, thuê bao không vướng pháp lý.
Xem thêm: Uỷ quyền nhà mạng là như thế nào? Cách hủy đăng ký ủy quyền nhà mạng
Những nguyên nhân nhà mạng không cho chuyển mạng giữ số
Vẫn có một số trường hợp nhà mạng từ chối yêu cầu giữ số do một số nguyên nhân sau đây:
- Hợp đồng chưa hết hạn cam kết khi người dùng đang trong thời gian sử dụng các gói cước, dịch vụ có thời hạn như gói trả sau thì nhà mạng có quyền từ chối yêu cầu chuyển mạng.
- Thuê bao đang nợ cước hoặc đang trong thời gian thanh toán phí với nhà mạng đang dùng hiện tại, yêu cầu chuyển mạng có thể bị từ chối. Người dùng muốn chuyển mạng mới cần thanh toán đầy đủ các khoản phí hoặc đang trả góp thiết bị. Điều này đảm bảo không có khoản nợ nào còn tồn đọng khi sang mạng mới.
- Nếu bạn có thông tin cá nhân không khớp như số CMND/CCCD, họ tên không khớp giữa nhà mạng hiện tại và nhà mạng có dự định chuyển sang sẽ bị từ chối chuyển mạng giữ số.
- Số thuê bao thuộc diện điều tra hoặc có vấn đề pháp lý sẽ không được chuyển mạng giữ số cho đến khi giải quyết xong.
- Yêu cầu chuyển mạng nhiều lần trong thời gian ngắn hoặc liên tục giữa các nhà mạng, yêu cầu chuyển mạng sẽ có thể từ chối. Không chuyển mạng liên tục trong thời gian ngắn thường là dưới 90 ngày nhằm mục đích ngăn chặn tình trạng người dùng lạm dụng các chương trình khuyến mãi gây ra sự không công bằng trong cạnh tranh. Quy định này để người dùng sẽ không chuyển mạng chỉ vì những lý do tạm thời và ngoài ra việc chuyển mạng liên tục còn ảnh hưởng đến khả năng cung cấp dịch vụ ổn định của các nhà mạng.
- Do lỗi kỹ thuật hoặc lý do khác từ hệ thống nhà mạng cũng có thể dẫn đến việc từ chối chuyển mạng. Người dùng có thể liên hệ qua tổng đài nhà mạng để được hỗ trợ lại.
Xem thêm: Xếp hạng các nhà mạng internet Việt Nam có tốc độ ổn định nhất
Nên làm gì khi bị từ chối chuyển mạng giữ số không có lý do?
Để chuyển mạng giữ số tại Việt Nam thành công người dùng nên kiểm tra và giải quyết các vấn đề với nhà mạng trước khi gửi yêu cầu chuyển mạng để đảm bảo quá trình diễn ra thuận lợi. Nếu như đã đảm bảo được hết điều kiện trên mà vẫn bị nhà mạng từ chối giữ số chuyển mạng người dùng có thể thực hiện các bước sau để bảo vệ quyền lợi của mình:
- Người dùng có thể liên hệ trực tiếp với nhà mạng để biết lý do nếu yêu cầu chuyển mạng bị từ chối.
- Nếu nhà mạng từ chối chuyển mạng giữ số bạn có thể yêu cầu họ giải thích lý do và kiểm tra xem có phải do vấn đề gì với nhà mạng cũ hay không. Bạn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân cần thiết như CMND/CCCD, hóa đơn thanh toán để để họ có thể kiểm tra hồ sơ.
- Cung cấp đầy đủ tài liệu chứng minh bạn đã thanh toán tất cả khoản nợ và đáp ứng yêu cầu cần thiết để chuyển mạng giữ số.
- Yêu cầu kiểm tra lại thông tin tin cá nhân của bạn và xem xét lại yêu cầu chuyển mạng.
- Gửi đơn khiếu nại đến Cục Viễn thông nếu bạn đã làm tất cả các bước trên và vẫn bị từ chối, không đưa ra lý do hợp lý. Bạn có thể liên hệ Cục Viễn thông – Bộ Thông tin và Truyền thông, qua đường dây nóng: 1800 8000 hoặc gửi khiếu nại để Cục xem xét và can thiệp nếu nhà mạng không tuân thủ quy định.
- Sau khi gửi khiếu nại, hãy theo dõi tiến trình xử lý để nhận được phản hồi từ Cục hoặc nhà mạng về quyền chuyển mạng giữ số.
- Chuyển sang sử dụng nhà mạng khác nếu vẫn không nhận được phản hồi thỏa đáng về vấn đề bạn gặp phải.
Hiện nay dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số thuê bao được áp dụng với cả thuê bao trả trước và trả sau ở các nhà mạng lớn như VinaPhone, Viettel, MobiFone,…tuy nhiên vẫn sẽ gặp trường hợp không được chấp nhận. Bài viết trên Vngt đã giúp bạn giải đáp về điều kiện được chuyển mạng và các nguyên nhân nhà mạng không cho chuyển mạng giữ số. Bạn cần lưu ý cân nhắc trước khi chuyển mạng để lựa chọn nhà mạng có dịch vụ gói cước phù hợp với nhu cầu sử dụng.