Bóng đá có rất nhiều những điều luật. Một trong những điều luật đó là luật công bằng tài chính cũng như sự đổi mới của đạo luật này. Việc ra đời của luật công bằng tài chính góp phần tạo nên sự minh bạch trong tài chính. Bài viết sau đây của Kqbongda sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin cơ bản về luật công bằng tài chính. Mời các bạn theo dõi.
Luật công bằng tài chính là gì?
Luật công bằng tài chính do chủ tịch Michel Platini cùng đồng sự đưa ra. Luật này còn được gọi tắt là FFP. Đúng như tên gọi, luật công bằng tài chính ra đời nhằm tạo ra một sự cạnh tranh công bằng và minh bạch giữa các câu lạc bộ với nhau về vấn đề tài chính. Theo như điều luật này quy định thì tất cả các câu lạc bộ phải công khai tài khoản ngân hàng cũng như tất cả sổ sách về tài chính. Mặt khác mọi hoạt động cũng như chuyển nhượng được công khai rõ ràng.
Luật công bằng tài chính
Kể từ khi ra đời đến nay luật công bằng tài chính đã có nhiều sự thay đổi. Luật UEFA ra đời đã bắt buộc các câu lạc bộ phải công khai tiền hoa hồng trả cho người đại diện. UEFA cho ra quyết định mới này đã cho thấy UEFA không chỉ muốn kiểm soát các câu lạc bộ mà còn thậm chí là cả người đại diện thích làm việc trong bóng tối.
Cập nhật kết quả bóng đá hôm nay, kết quả bóng đá cúp C1 nhanh nhất và chính xác nhất cùng Kqbongda.com
Đưa ra mức cảnh báo S.O.S nếu lỗ 100 triệu euro trên TTCN
Luật công bằng tài chính khá quan tâm đến các vấn đề chuyển nhượng qua lại giữa các câu lạc bộ với nhau. Một điều mà chúng ta có thể thấy trong quy định mới của luật công bằng tài chính là đã có những yêu cầu cao hơn về sự công bằng tài chính trong các sự kiện chuyển nhượng cầu thủ.
Lấy ví dụ cụ thể như sau để cho các bạn dễ hiểu: trong các thương vụ mua bán, chuyển nhượng cầu thủ nếu một đội bóng bất kỳ bị thâm hụt lên đến 100 triệu euro thì đội bóng đó sẽ bị UEFA đưa ngay vào trường hợp S.O.S đáng báo động. Câu lạc bộ vi phạm sẽ bị ICFC – ủy ban kiểm soát tài chính các câu lạc bộ giám sát cũng như yêu cầu một sự đảm bảo tài chính.
Nếu quy định này được đưa ra sớm hơn vào năm 2017 thì câu lạc bộ Man City đã bị rơi vào tình trạng nguy hiểm đáng báo động trong kỳ chuyển nhượng hè 2017 với việc thâm hụt 152 triệu euro.
Luật công bằng tài chính và sự bất công
Luật công bằng tài chính ra đời nhằm mục đích đem lại sự minh bạch và phát triển công bằng giữa các đội bóng với nhau. Nhưng thực tế trong mọi đạo luật vẫn sẽ có nhiều lỗ hổng nếu chúng ta quan sát kỹ sẽ rất dễ nhận ra.
Về mặt hình thức
Mục đích mà chủ tịch Michel Platini cùng đồng sự xây dựng ra luật công bằng tài chính là rất tốt. Mục đích đó là nhằm tạo ra một câu lạc bộ vững mạnh về tài chính. Mặt khác luật công bằng tài chính ra đời cũng với mong muốn không có bất kì một câu lạc bộ nào cứ nằm trong tình trạng thua lỗ mãi và chỉ chi tiêu trên số tiền kiếm được.
Nhưng riêng đối với môn bóng đá thì lại rất khó khăn để có được phạm trù công bằng và rõ ràng như vậy.
Nguyên nhân là do đâu? Bởi vì có thực tế những siêu sao nổi tiếng với kỹ thuật đá bóng tốt sẽ không đến với câu lạc bộ mà họ không thể trả mức ưu đãi cao cho cầu thủ. Đó chính là thực tế mà bất kỳ ai cũng phải hiểu là: đội bóng lớn, sẽ giàu mãi, nổi tiếng mãi và dễ dàng thống trị mãi. Đội bóng lớn sẽ chấp nhận chi ra một khoản tiền nhiều hơn để có được những cầu thủ hạng A và chiến thắng đối thủ.
Luật công bằng tài chính
Xét về mặt bản chất tài chính
Có thể thấy luật công bằng tài chính đã không đạt được mục đích đề ra. Luật này đã không cứu sống được những câu lạc bộ nhỏ. Mà ngược lại luật UEFA lại đang mở rộng khoảng cách giàu nghèo giữa các câu lạc bộ lại với nhau. Đơn giản chúng ta có thể thấy khoản tiền chuyển nhượng vài triệu bảng sẽ chẳng là gì so với Man City hay Chelsea nhưng đối với những đội bóng của Serbia hay Na Uy thì có thể nói đó có thể là một năm ngân sách của họ.
UEFA ra đời với mong muốn một đội bóng phấn đấu vươn lên bằng thực lực, nhưng mọi thứ không được thiết thực cho lắm. UEFA với ý tưởng về việc yêu cầu các câu lạc bộ đầu tư thêm vào hệ thống đào tạo trẻ là hợp lý nhưng việc hạn chế họ chi tiêu trên thị trường chuyển nhượng là quá phi lý.
Xét một cách toàn diện đồng tiền luôn chi phối mọi thứ. Trong bóng đá cũng vậy. Đội bóng nào có nhiều tiền thì lại càng có trong tay những huấn luyện viên tốt nhất, những cầu thủ ngôi sao và theo đó là sự lớn mạnh không ngừng.
Kết luận.
Qua bài viết trên chúng tôi đã trình bày cho các bạn những nét cơ bản nhất về luật công bằng tài chính. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp cho mọi người có cái nhìn khách quan hơn về luật công bằng tài chính trong tình hình phát triển bóng đá ở hiện tại.